Trách nhiệm của nhà quản lý với các lao động thời vụ về ATLĐ

Trách nhiệm của nhà quản lý với các lao động thời vụ về an toàn lao động

Tai nạn lao động không chừa một ai chỉ cần lơ là không chú ý lài tai họa sẽ ập đến. Vậy mà nhiều người tuyển dụng không quan tâm đến vấn đề đó chấp nhận và tuyển các lao động tự do, làm thời vụ vào làm những công việc có rủi ro cao để dẫn đến những vụ tai nạn đáng tiếc.

Hầu như các lao động tự do, thời vụ đều có hoàn cảnh không khá giả, khó khăn vậy mà chỉ vì tiết kiệm chi phí vào các hoạt động được coi là không thường xuyên, các công việc phát sinh hay những công việc lao động chân tay như: sửa chữa điện, phụ việc công trình hay hầm mỏ…để dẫn đến tai nạn cho họ. Đáng buồn hơn họ chỉ là những công nhân tạm thời không có hợp đồng hay thỏa thuận gì để được yêu cầu hay đòi hỏi điều gì. Mất đi họ là một mất mát lớn cho gia đình vì có khi họ lại chính là nguồn lao động duy nhất của gia đình dẫn đến tình cảnh khó khăn vô cùng cho người thân họ.

Sở dĩ họ dễ gặp tai nạn lao đông nặng như vậy là do họ không được tập huấn, không hiểu hay không biết về những nguy hiểm sẽ xảy đến với mình. các nhà quản lý cũng phớt lờ bỏ qua điều đó không đề cập hay trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho họ.

Vì vây, nhà nước cần phải có những cuộc thanh tra, kiểm tra vể độ an toàn hay sử dụng người lao động của các đơn vị để giải quyết kịp thời các sai phạm. Các đơn vị cũng phải quan tâm tới vấn đề bảo hộ lao động cho người làm thường xuyên làm công tác tuyên truyền, đưa vấn đề an toàn lao động sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo hộ vào nội quy của đơn vị. Đồng thời bản thân người lao động cũng phải tự tìm hiểu những nguy hiểm có thể xảy đến với mình và những giải pháp để phòng tránh để không xảy ra tai nạn cho mình và những người xung quanh.

News Reporter